Tâm đi rồi, Tám đứng nhìn lên chiếc bảng qưảng cáo trước rạp. Hình ảnh một ky mã đang ôm người yêu trong lòng, họ hôn nhau say đắm trên mình ngựa. Tự nhiên Tám quay di thật mau, hai má nóng bừng... Bên kia đường là trường học, giờ này học trò học lớp đêm đang ra về, Tám nghĩ tới thủơ học trò ngày nào thật ngây thơ, không biết yêu là gì mà lòng cảm thấy nao nao.
Gió đêm về mà trời vẫn nực nội, ngồi sau lưng Tâm trên xe Honda, Tám ôm ngang bụng Tâm một cách tự nhiên, bộ ngựe no tròn của tuổi con gái ép sát vào lưng người con trai không chút ngại ngùng.
- Mình di ăn gì nghe.
- Dạ.
- Em thích ăn gì?
- Cái gì cũng được.
- Nhưng thích cái gì nhứt?
- Bánh cuốn.
Tâm cười thích thú:
- Tại sao khéo quá vậy?
- Anh nói sao?
- Nhà anh bán bánh cuốn.
- Đừng có sạo.
- Anh nói thiệt, cách đây một tháng thôi.
Tám Hý cười khúc khích:
- Nếu vậy là dân trong nghề, anh phải biết bánh cuốn ở đâu ngon nhất.
Tâm vừa đinh nói thì Tám Hý la lên:
- Ê, khoan đã trừ bánh cuốn nhà anh đó nghe.
- Đúng rồi, hồi đó nhà anh bán bánh cuốn ở xóm lao động, làm sao ngon được. Anh biết một chỗ ngon nhất thiên hạ.
Tám Hý nuốt nước miếng:
- Được rồi, đưa em tới đó đi. Mà ở đâu vậy?
- Bánh cuốn Tây Hồ.
Bánh cuốn gì kỳ vậy?
- Cái gì kỳ?
- Bánh cuốn là bánh cuốn, chớ cái gì bánh cuốn Tây Hồ?
- À tại em chưa biết. Bánh cuốn Tây Hồ là sạp bánh cuốn của một bà bán tại dền thờ cụ Phan Chu Trinh trong chợ Đa Kao, mà cụ Phan Chu Trinh hiệu là Tây Hồ, nên bà con gọi là bánh cuốn Tây Hồ.
- Ngộ héng, nhưng bánh cuốn đó có gì đặc biệt mà có tên, có tuổi như vậy?
Tâm ra vẻ thành thạo:
- Đặc biệt chớ, bột bánh của bà này thiệt sánh nên bánh cuốn rất min, ít khi nào nhân bi lòi ra ngoài dù mình gắp bánh chấm vô nước mắm. Một đặc điểm khác nữa là nhân thit thái thành từng cục bằng nửa dốt ngón tay út chớ không bằm nhỏ như những bánh cuốn khác. Nước mắm thì khỏi chê, pha thiệt dều tay, không cho dấm mà vắt chanh quả đàng hoàng, mỗi một cái bàn có một hũ nước mắm lớn, khách muốn ăn bao nhiêu múc lấy nên không ai sợ thiếu nước mắm bao giờ. Anh khoái nhất húp mớ nước mắm còn lại sau khi ăn hết đa bánh. Đã lắm, sụp một cái, và hết những miếng thit rớt ra trong ehén, kể như một miếng ngon nhất của đa bánh, vậy mà vẫn còn thèm dù cho bụng no cứng.
- Anh nói hay quá, làm em chảy nước miếng.
Tới chợ Đa Kao, gần cầu sắt, Tâm quẹo xe vào một con đường nhỏ, hai bên là sạp chợ trống trơn không có ai, chỉ độ mươi thước là xe vô vòng rào sân của đền thờ cụ Phan Chu Trinh, sạp bánh cuốn ngay bên phải, bà con đậu xe bên trái. Những cái bàn nho nhỏ, thấp lè tè rải rác khắp sân. Nhìn cảnh bà con ngồi ăn bánh cuốn, Tám Hý thích thú:
- Ăn một đa bánh cuốn mà bà con mò tới tận cái hóc này thì kể cũng cầu kỳ lắm.
Tầm cười:
- Không cầu kỳ đâu, em cứ ăn đi rồi biết là ăn bánh cuốn ở đây rồi, không có chỗ nào mình thích ăn nữa.
- Coi bộ anh cũng là dân sành điệu quá.
- Không phải đâu, anh cũng mới biết vì anh Song mới đưa anh tới đây thôi.
- Ái chà, anh có ông anh rể lý tưởng nhĩ.
- Còn phải nói, ảnh là anh rể hay không là anh rể thì vẫn là sư phụ anh.
Tám Hý chọc:
- Có cúng tổ chưa đó?
Tâm hăng hái nói:
- Cúng chớ sao không, đâu có dễ được chú Tư thâu làm đệ tử dâu, họe trò thì đông, mà đệ tử thực thụ chẳng có bao nhiêu. Phải thiệt tình mà nói, không có anh Song thương anh cũng khó mà qua khỏi kỳ khảo hạch để được cúng tổ nhập môn.
- Anh nói giống tiểu thuyết kiếm hiệp quá.
- Cũng tương tợ như vậy thôi, những người trong môn phái thương yêu nhau eòn hơn anh em. Anh Song được coi như đại ca trong võ đường, ảnh lo cho mọi người như trong nhà. Cái này anh nói thiệt với em, gia đình anh coi anh Song là chồng chi Nga, anh Song cũng thương chĩ lắm, nhưng không ai dám nói tới cưới xin gì. Mọi người coi sự có mặt của ảnh trong gia đình là một vinh dự rồi.
Tám Hý bất mãn:
- Tại sao ảnh không cưới xin đàng hoàng, có phải đẹp không?
Chính chi Nga cũng không muốn vậy. Chĩ có một đời chồng là lính rồi, nhà tụi anh nghèo, nhà chồng chị Nga còn nghèo hơn. Anh Song là trai ehưa vợ, lại eó đia
vi và gia thế lớn, chị Nga là quả phụ làm sao dám sánh với anh Song đượe. Hơn nữa, gia đình anh chiu ơn ảnh nhiều lắm. Được như vậy là tốt rồi, không ai dám đòi hỏi gì nữa.
- Nhưng em vẫn thấy không ổn.
- Phải rồi, anh cũng có cái mặc cảm đó.
- Vậy anh có nói với ảnh không?
- Có nhưng anh nói với danh nghĩa học trò. Chỉ dám nói me mé thôi, vì sợ chi Nga chửi.
- Còn anh Song nói sao?
- Ảnh tế nhị lắm. Nói là đám cưới là một điều ảnh hàng mơ ước. Nhưng phải eó thời gian để sửa soạn tinh thần cho ehi Nga đã, nếu không sẽ đổ vỡ.
- Anh có tin vậy không?
- Tin chớ, ảnh nói có lý. Vì anh nhớ có một lần, anh nói tới vụ đám eưới, đó là nói me mé thôi, vậy mà chị Nga nồi khùng lên, thấy mà ghê. Mai mết này, anh cưới
em về rồi, đừng bao giờ nói vụ eưới hỏi với chi Nga nghe.
- Dạ, không lẽ ehi Nga chỉ muốn có một lần cưới hỏi thôi sao?
- Không phải vậy đâu, lần trướe tự ý chĩ theo chồng, không có cưới xin gì hết. Cả nhà phản đốỉ, chĩ bảo ai còn nói tới nghi lễ đó, chỉ tự tử liền.
Tám Hý la nho nhỏ một tiếng ngạc nhiên:
- Tại sao vậy? óng chồng trước của chĩ không chịu cưới vì nghèo quá à?
- Anh nghĩ như vậy và hình như anh ấy có cái gì trục trặc thì phải. Cái số của chị Nga thôi.
Tám Hý hiểu ngay, nàng không hỏi thêm nữa. Cái thời buổi trai thiếu gái thừa này, con gái theo trai là thường, đàn ông năm thê, bảy thiếp có gì là lạ. Khổ một nỗi, pháp luật không cho phép, nhưng tục lệ cổ truyền lại hầu như chấp nhận vụ đa thê. Do đó mới có nhiều thiệt thòi cho phụ nữ trong buổi giao thời này. Nhất là những con gái nhà nghèo lại eàng thiệt thòi hơn nữa. Bánh cuốn thật ngon, Tám Hý chưa bao giờ được ăn một đa bánh cuốn tuyệt hảo như thế này. Hèn gì thiên hạ kéo nhau tới đây đông như thế. Không biết cụ Phan Chu Trinh có hiết nơi đây, danh hiệu của cụ được nhiều người nhắc nhở vì hương vl của một sạp bánh cuốn nương náu sau dền thờ cụ?
Lúc Tâm chở Tám Hý về tới bờ sông thì cũng sắp đến giờ giới nghiêm. Hai đứa còn quyến luyến nhau chưa muốn về. Ngồi trên ghế đá công viên ngay eột cờ Thủ Ngữ, nhìn xuống dòng sông Sàigòn, Tám Hý thấy mến nơi này lạ lùng. Cái ngày hai chị em Nga xuất hiện, tới lúc Tâm rụt rè đến làm quen với nó và ngày hôm nay, lúc trao nụ hôn đầu tiên, tất cả như vừa chợt tới, những hình ảnh ấy chồng lên nhau, gom tụ lại, rồi in vào óc Tám, giờ dây lại tỏa xuống dòng sông, hiện rõ trước mắt nó. Tám Hý nhìn sang bên eạnh, thấy Tâm cũng trầm tư nhìn xuống dòng nước.
- Anh nghĩ gì mà thừ người ra vậy?
Tâm quay lại mỉm cười:
- Tự nhiên anh thấy hình ảnh em tỏa ra từ mật nước như ánh hào quang.
Tám Hý cười khúc khích:
- Anh mơ mộng quá trời.
Vừa nói xong thì có một người đàn ông trung niên đến bên Tám Hý. Tâm ngồi bên cạnh nghe hai người nói chuyện bằng tiếng Tầu nên chắng hiểu gì. Một lúe sau Tám Hý bảo Tâm:
- Thôi, tụi mình về đi. Ông này là khách quen của em, muốn em đưa ông ta về phao đó.
Tâm đứng dậy:
- Em ra kéo ghe vô bến đi, để anh dẫn xe Honda xuống luôn.
Tám Hý dạ một tiếng, chạy đi ngay. Nó tháo ghe chèo vô bến để Tâm đẩy xe xuống. Sau khi ông khách xuống đến ghe, Tám bắt đầu chèo ra sông:
- Em sẽ đưa ông này ra phao rồi trở về đưa anh vào bờ được không?
- Được chớ, để em đưa ổng đi, lúc về anh chèo ghe cho.
- Như vậy hay quá. Thú thiệt ăn dĩa bánh cuốn muốn bể bụng, cứ mỗi lần ăn no là em lười muốn chết.
- Vậy sao em còn nhận chở ông khách này?
- Tại anh không biết, tay này là dân buôn lậu chúa. Em chẳng biết hắn buôn bán gì, nhưng mỗi lần về là trong người bó đầy tiền, toàn giấy 500 mới tinh. Hắn cho
em tiền nhiều lắm.
Tâm ngạc nhiên:
- Tại sao lại bó đầy tiền, anh có thấy gì đâu?
Tám Hý thản nhiên:
- Anh đừng chú ý qưá nó nghi. Nhìn coi hai chân, bụng và lưng hắn cột đầy nhóc tiền chắc ý sợ người ta biết nên giấu như vậy. Em đưa đò cho tay này cả trăm
lần rồi nên biết. Hơn nữa, ở bến đò này chĩ có em nói được tiếng Quảng nên nhiều khi hắn cũng cần tới em làm thông dịch nữa.
Nghe nói Tâm giật mình. Như vậy thì bằng mọi giá Tâm phải khui ra vụ này, ít nhất eũng phải lấy điểm với anh Song một phát cho ảnh vui. Tâm ra vẻ tự nhiên:
- Thôi đừng nói ehuyện nữa, để đưa hắn đi rồi hãy nói.
Tám Hý hiểu ý không nói chuyện với Tâm nữa, nó qưay sang nói ehuyện với người khách. Tên này có vẻ thích nói chuyện với Tám Hý, đôi khi cao hứng phun cả nước miếng. Tâm để ý ngầm quan sát, y như lời Tám Hý nói, cả hai chân, bụng, và lưng hắn dều cứng ngắc. Chắc chắn là phải bó nhiều tíền lắm. Gió Bông bắt đầu thổi mạnh, có lẽ trời muốn mưa. Tâm cố ghi nhớ hình dáng và nét mặt người này vào trí nhớ vì nó biết rằng không sớm thì muộn cũng phải đối đầu với ông ta nhiều lần.
Bỗng Tâm nảy ra một ý nghĩ, để cho Tám Hý được tự nhiên với tay buôn lậu này, Tâm nói:
- Em à, hay là em cho anh về trước, anh cất xe Honda rồi ra bến đò ehờ em. Anh có chuyện muốn nói riêng với em.
- Vậy cũng được, để em đưa anh về trước.
Khi ghe gặp bến, Tâm đẩy xe lên bờ thực lẹ, nhảy lên xe chạy vội về nhà. Tâm muốn báo cho Song biết ngay về vụ này và chĩ cho Song thấy mặt tên buôn lậu này khi Tám Hý chèo ghe ngang qua nhà Tâm. Bây giờ con nước đang lên nên ghe đi rất chậm. Tâm thừa thì giờ để gọi Song nhìn mặt ngllời này. Bà Ba còn ngồi ở nhà ngoài, cửa nhà còn mở, Tâm vội vàng dắt xe vào nhà. Vừa lúc đó Song từ nhà trong đi ra. Tâm lật đật nói:
- Anh Song ra nhà sau nhận mặt thằng trùm buôn lậu
Song hỏi ngay:
- Nó ở đâu?
- Con Tám Hý Bẽ chở nó nglmg nhà mình.
Song không nói gì nữa, chàng phóng nhanh vào phòng, ôm chiếc máy chụp hình rồi nhào ra nhà sau liền. Chàng tắt hết đèn và thu mình sát tường, máy chụp
hình sắn sàng. Tâm cũng tới bên chàng thì thầm kể lại cho Song nghe những gì con Tám Hý nói và những gì Tâm nhìn thấy. Song cười trong bóng tối, nói nhỏ:
- Chú mày khá lắm.
Cũng vừa lúc đó, Tâm nhìn thấy ghe của Tám Hý, nó chỉ cho Song:
- Đó, chiếc ghe đó anh Song. Thàng cha ngồi trên ghe là thằng em nói với anh đó.
Song nói nhỏ:
- Thôi được rồi, chú ngồi yên đó, đừng nhúc nhích để anh chụp hình nó.
Vừa nói Song vừa đưa máy hình lên. Chàng điều chỉnh thật cẩn thận, ehiếc máy chụp hình tối tân nhất của ngành tình báo bây giờ. Mặc dù mắt thường không nhìn thấy cảnh vật nhưng với ehiếc máy này, chàng có thể thu hình chĩ với một chút ánh sáng một cách rõ ràng. Song chụp từ lúc ghe chưa đi tới nhà, lúc ngang qua nhà, cho tới khi qua khỏi nhà. Chỉ sáng sớm mai, chàng sẽ có hình tên này. Đậy chiếc máy lại cẩn thận, Song bảo Tâm:
- Bây giờ chú ra ngoài bến đò, đón con Tám và đừng nói gì về anh. Cố hỏi cho biết đườllg đi nước bước của thằng đó. Nếu biết đượe giờ giấc di chuyển của nó thì
việc theo dõi không khó khăn lắm đâu. Xong về đây cho anh hay ngay.
Tâm dạ một tiếng rồi đi ngay.
Song vừa đinh đứng lên, Nga vào tới, ngồi xuống bên chàng:
- Có gì mà hai anh em hí hửng quá vậy?
Song ôm nglưlg hông Nga, kéo nàng sát vào mình, đặt lên môi nàng một nụ hôn thật ngọt:
- Đây là một vụ kinh tài lớn nhất từ trước tới giờ.
Nếu quả đúng như đự đoán của anh, chúng ta cố thể phá vỡ một tổ chứe kinh tài quan trọng nhất của Việt Cộng.
- Anh có chắc không?
- Anh cũng chưa dám quả quyết như vậy, nhưng mà theo nguồn tin tình báo của eơ quan bạn, có một tổ chức kinh tài nàm trong lãnh thổ của ehúng ta, tổ chức này kinh doanh rềi lấy tiền chuyển về Bồng Kông. Từ Hồng Kông, chúng chuyển sang Bắc Kinh, rồi từ Bắc Kinh chúng đem qua Hà Nội.
- Tiền của miền Nam mà mang ra Hà Nội làm gì hả anh?
Anh chưa nói hết. Những đồng tiền này được cấp phát cho bộ đội miền Bắc trước khi xâm nhập vô Nam. Tại nhiều mặt trận, chúng ta đã tìm thấy rất nhiều tiền
eủa mình trong những xác chết địch.
- Em cũng có nghe bạn bè chồng cũ em nói, mỗi lần bắn chết một tên VC, lục túi chúng nó thế nào cũng kiếm được tiền của mình. Lúc đầu các anh ấy sợ là tiền
giả, nên đem nộp thượng cấp. Sau này mới biết tiền thật 100% anh nào cũng ham.
- Phải rồi, vấn đề tiền giả, lúc đầu chính phe ta tung tin đó ra để trấn an dư luận. Nhưng đó là một vấn đề làm nhức óe ngành phản Unh báo từ mấy năm nay. Tiền của chúng nó tiêu là tiền thật. Những báo cáo của ta cho biết, chúng từng thu thuế ở nông thôn cũng như tại các đồn điền. Nhưng theo sự hiểu biết của ngành tình báo đó chĩ là giai đoạn chúng đã đóng quân rồi. Còn lúc hắt đầu phát xuất, không biết tiền ở đâu ra.
Anh nghĩ rằng chỉ có một thằng Tầu đó mà có thể mang hàng trăm triệu tiền của ta về Bắc được sao?
- Đây chỉ là đầu mối. Vì chắc chắn không phải chỉ có một thằng. Cũng không phải chỉ có một tổ chức kinh tài theo anh nghĩ phải có nhiều. Chỉ có điều mình đủ sức moi ehúng nó ra hay không thôi. .
- Nếu biết được đầu mốỉ rồi, đâu có khó, mình lần ra.
Song cười:
- Chưa chắc đã là như vậy. Anh lấy một thí dụ, một tổ đặc công thành của chúng, thường thì có 3 đứa, lâu lâu có 4 đứa. Một thằng tổ trưởng, một thàng tổ phó, và một thằng giao liên. Thằng giao liên của tổ A biết thằng giao liên của tổ B, thằng giao liên của tổ B biết thằng giao liên eủa tổ C. Như thế eó nghĩa là một thằng giao liên biết được 2 thàng giao liên của tổ kế cận mình. Còn những thàng tổ trưởng và tổ phó chỉ biết người trong tổ mình mà thôi. Nếu chúng ta bắt được một thằng giao liên sẽ khui ra cả đường dây. Nhưng nếu có một thằng giao liên nào tự sát, trốn thoát hay nhất đinh không khai, kể như tới đó đứt đoạn.
- Đó là tụi đặc công, còn tụi kinh tài không lẽ cũng tổ ehức như vậy?
Anh nghĩ có lẽ phức tạp hơn thế, bởi vì cho tới giờ phút này, ehưa có cơ quan tình báo nào khui ra chúng.
- Nhưng anh đã nhìn thấy chúng nó rồi.
- Anh hy vọng như vậy. Con chuột nó chui ở trong cái ống cống, nhưng ló eái đuôi ra ngoài.
Nga cười:
- Vậy thì anh nắm đuôi lôi nó ra.
- Ý đừng có xúi dại. Nắm đuôi nó lôi ra là đứt liền. Nó chui tuột vô lỗ cống là hết chuyện con chuột đứt đuôi
Nga cãi:
- Không phải hết chuyện con chuột đứt đuôi, mà là câu chuyện con chuột đứt đuôi.
Song cười hì hì:
- Em tếu hay lắm, nhưng anh không thích con chuột đứt đuôi Chẳng những anh muốn nó có đuôi, mà muốn luôn cả chuột vợ, chuột chồng, chuột con, chuột đồng
chí chuột đồng bào tụi nó nữa.
- Sao anh tham lam quá vậy?
- Anh thù tụi chuột. Bởi vậy anh mới gia nhập ngành phản tình báo.
- Người ta nói nhân viên phản tình báo là người muôn mặt phải không? Nhưng chưa ai nói họ có mấy bộ lòng.
- Mấy bộ lòng thì anh không biết. Nhưng mà lòng thòng thì nhiều lắm. Các bà, eác cô nào có máu hoạn thư đừng rớ vào loại người này. Em có sợ không?
- Sức mấy mà em sợ, vì em biết anh yêu em.
Song đắc ý:
- Hà, hà, hay lắm, em trả lời rất hay.
Vừa lúc đó, Tâm bước vào:
- Anh chị có cái gì đắc ý mà vui quá vậy?
Song bia chuyện:
- Chị Nga em nói con Tám Hý mắt nố bằng sợi chỉ mà nhìn dời tinh như ranh.
Tâm la lên:
- A, nói xấu người ta héng.
Nga cười khúc khích:
- Mày mà tin anh Song có ngày mất vợ đó cưng.
Tâm chộp ngay cơ hội:
Chi Nga chịu cho em lấy con Tám Hý làm vợ hả?
Nga mắng yêu:
- Thằng quỉ, mày chịu nó thì nhào vô, đừng lôi tao vô. Mai mốt có chuyện gì đừng oán ai.
Song ra hiệu cho Tâm ngồi xuống:
- Thôi xong rồi, bây giờ chú ngồi xuống đây, kể cho anh nghe những gì con Tám nói đã.
Tâm ngồi xuống, nó bắt đầu kể tĩ mĩ những gì vừa hỏi được. Song và Nga chãm chú nghe. Trời bắt đầu mưa lác đác, xa xa, thĩnh thoảng chớp loé lên, kéo dài lằng nhằng một góc trời. Gió bắt đầu lành lạnh...